Văn học Văn hóa Mỹ Latinh

Bài chi tiết: Văn học Mỹ Latinh

Lịch sử châu Mỹ Latinh chính là tính hỗn chủng, đa nguyên và đa lai mạnh mẽ. Mỹ Latinh là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh. Trước khi bị thực dân châu Âu xâm chiếm, hàng trăm bộ tộc người da đỏ sinh sống ở Nam Mỹ. Những bộ tộc này có một nền văn hoá riêng biệt, độc đáo. Ba nền văn minh lớn Aztec, IncaMaya có lịch sử lâu đời và gắn bó nhau. Di vật được kể đến hàng đầu là kinh điển Popol Vuh của tộc người Maya cho thấy tộc người ở khu vực này từng sáng tạo nên một nền văn minh độc đáo. Không chỉ có người da đỏ bản địa và người da trắng thực dân, châu lục này còn có sự xuất hiện của những người da đen châu Phingười da vàng châu Á. Trong sự phức tạp, đa nguyên của văn hóa, những điểm tương đồng của văn hóa ngoại lai đã hòa vào nền văn hóa bản địa của người Anh-Điêng (da đỏ). Tín ngưỡng đa thần, niềm tin vào huyền thoại và kỳ ảo vẫn ảnh hưởng đến văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân sau này. Văn hóa châu Âu hiện diện trên bề mặt chính thống của châu Mỹ Latinh, nhưng đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân vẫn quen thuộc với truyền thống lâu đời.

Văn học Mỹ Latinh có sự pha trộn giữa thực và ảo bắt nguồn từ tư duy huyền thoại hóa hiện thực của hầu hết các nhà văn Mỹ Latinh, nó hòa vào dòng chảy phát đạt của văn học huyền ảo thế kỷ XX, đã mang đến hơi thở của tâm linh, đậm bản sắc của châu lục. Các nhà văn khai thác từ tầng vỉa văn hóa dân gian, những chất liệu dân gian sẵn có với những bối cảnh xã hội ngày nay, sử dụng những chất liệu văn hóa sẵn có với nhiều phương thức khác nhau. Văn hóa dân gian Maya của người da đỏ trở lại đậm nét trong sáng tác của các nước ở Nam Mỹ, trong khi đó văn hóa châu Phi cổ xưa lại trỗi lên trong sáng tác các nhà văn khu vực bờ biển Caribe. Một số huyền thoại tâm linh trong văn học châu Mỹ Latinh hiện đại, motif hay hình tượng mang tính tâm linh như giấc mơ, điềm báo, tiên tri, dự ngôn, mê cung, mê lộ (Labyrinthe), Phế tích vòng tròn, cái chết, xác chết, linh hồn, bóng ma, thiên nhiên linh thiêng, những linh ảnh. Văn xuôi Mỹ Latinh hiện đại theo đuổi kỹ thuật tự sự vừa mới mẻ, vừa tinh tế huyền ảo, tâm linh từ đó mở ra một thế giới nghệ thuật mới, một thế giới thứ ba nằm giữa hiện thực và hư vô.

Tâm thức Mỹ Latinh phản chiếu rõ nét trong văn học, đặc biệt là văn học hiện đại trỗi lên từ thập niên 30 của thế kỷ XX. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của văn học Mỹ Latinh chính là trào lưu văn học Hiện thực huyền ảo (Magic realism) mở ra một phong cách pha trộn giữa hiện thực và huyền ảo. Dòng văn học này nỗ lực khám phá đời sống tâm hồn, tâm linh con người, đồng thời, khôi phục lại bản sắc nguyên thủy của châu lục trước sự đàn áp của các đế quốc. Hiện thực huyền ảo châu Mỹ Latinh trải cho qua nhiều thế hệ nhà văn. Thế hệ tiên phong nổi tiếng nhất với bốn tên tuổi như Jorges Luis Borges (Argentina), Miguel Angel Asturias (Guatemala), Alejo Carpentier (Cuba) và Juan Rulffo (Mexico). Từ sự mở đầu thành công của thế hệ tiên phong, một loạt nhà văn tiếp tục khai thác miền văn chương huyền ảo như Sebastian Salazar Bondy (Peru), Jose Donoso (Chile), Gabriel Garcia Marquez (Colombia), Carlos Fuentes (Mexico), Manuel Puig (Argentina), Elena Poiatowska (Mexico), Mario Vargas Llosa (Peru), Fernando del Paso (Mexico), những tên tuổi này tạo thế hệ thứ hai, thế hệ Bùng nổ (Boom).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn hóa Mỹ Latinh http://www.pewforum.org/global-religious-landscape... http://www.pewforum.org/2014/11/13/religion-in-lat... https://www.statista.com/statistics/996386/latin-a... https://web.archive.org/web/20150510104033/http://... https://web.archive.org/web/20080531003148/http://... https://web.archive.org/web/20071125201339/http://... https://web.archive.org/web/20120209143817/http://... http://www.latinobarometro.org/latNewsShow.jsp http://liportal.giz.de/fileadmin/user_upload/oeffe... https://www.worldcat.org/oclc/53919445